Lịch sử và hình thành

trangchu:;top:;bottom:;trai:;phai:;TrangDanhMuc:;TrangChiTiet:;Canonical:;SiteMap:;-cauhinhseo-

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ DĨ AN

Huyện Dĩ An được tái lập từ tháng 9/1999 trên cơ sở chia tách huyện Thuận An thành hai huyện Thuận An và Dĩ An. Là huyện nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp quận 9 (TP.HCM), phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp quận Thủ Đức (TP.HCM), phía Bắc giáp Thành phố Biên Hoà (Phường Hoá An, tỉnh Đồng Nai).

Cùng với việc tái lập huyện Dĩ An tháng 9 năm 1999, Trung tâm Y tế huyện ra đời. Thời gian này do chưa có trụ sở nên đơn vị phải sử dụng nhờ trụ sở của Trạm Y tế Tân Đông Hiệp bằng cách dựng nhà tiền chế. Nhân sự gồm có 3 Bác sĩ, 4 Hộ sinh, 4 Y sỹ, 1 Dược tá. Mặc dù khó khăn nhưng tập thể đơn vị vẫn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đến tháng 10/2004 Trung tâm Y tế huyện được chuyển đến cơ sở mới, thời gian này trang thiết bị bổ sung tương đối đầy đủ. Hoạt động tốt hơn, đã thu hút được một lượng bệnh nhân khá đông đảo và ngày càng tạo thêm niềm tin cho nhân dân. Trong quá trình phục vụ, nhiều CBCC của đơn vị luôn thể hiện tốt y đức của người thầy thuốc, hết lòng vì người bệnh, vì sức khỏe nhân dân.

Tháng 10/2005 Trung tâm Y tế được tách thành Bệnh Viện đa khoa huyện Dĩ An và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Dĩ An. Theo quyết định số 133/2005/QĐ-UBND ngày 19/7/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện, thị, hai đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Dương quản lý.

Về cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Dĩ An:

Theo cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định, Bệnh Viện đa khoa huyện gồm có Ban Giám đốc (01 Giám đốc và 1-2 Phó Giám đốc), 04 phòng và 15 khoa nhưng do thiếu nhân sự nên Bệnh Viện đa khoa Dĩ An vẫn chưa xây dựng đủ theo cơ cấu tổ chức, một số khoa phòng còn lồng ghép như Ngoại Sản, Khoa Nội – Nhi – Nhiễm, Khoa KB-HSCC…

Về biên chế Bệnh viện có 82 nhân viên (11 Bác sĩ, 1 Dược sĩ ĐH, 01 Cử nhân ĐD, 04 Đại học khác, 02 KTTH, 06 DSTH, 21 ĐDTH, 11 NHSTH, 11 Y sĩ, 03 KTV, 05 Hộ lý, 02 Tài xế và 04 Bảo vệ).

Về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Dĩ An:

Theo cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định, TTYTDP huyện, thị xã gồm có Ban Giám đốc, 02 phòng và 05 khoa, tuy nhiên TTYTDP Dĩ An vẫn chưa xây dựng đủ theo cơ cấu tổ chức, một số khoa phòng còn lồng ghép như Phòng Truyền thông giáo dục sức khoẻ ghép vào Phòng Hành chính tổng hợp, khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm ghép vào Khoa Y tế công cộng và Khoa xét nghiệm nằm trong Khoa GSDB – HIV/AIDS.

Về biên chế Trung tâm chỉ có 15 người gồm 09 biên chế thuộc Đội YTDP; 02 NHSTH thuộc Đội BMTE-HHK.GĐ; 02 biên chế thuộc Trung tâm y tế; 02 biên chế thuộc Trạm Y tế An Bình và 01 Bình Thắng. Trong 15 biên chế có : Bs: 04; Ys: 06; NHS.TH: 02; KT: 01; YT: 01; Dt: 01. Đến cuối năm 2007, biên chế đơn vị lên đến 22 người gồm 05 Bs; 09 Ys; 03 NHS; 01 VT, 01 KT, 01 Yt, 01 DT và 01 tài xế.

Đến năm 2013 Trung tâm Y tế thị xã Dĩ An được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Bình Dương trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế gồm Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình.

Về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế thị xã Dĩ An:

Theo cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định, Trung tâm Y tế gồm có Ban Giám đốc, 05 phòng và 13 khoa, 7 trạm Y tế phường. Về nhân sự gồm biên chế :125; hợp đồng: 29 (trong đó: Bác sĩ: 25; Điều dưỡng: 32; Dược: 13; Hộ sinh: 13; Y sỹ: 30; KTV: 07; Khác: 34).

Đến nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế gồm có Ban Giám đốc, 04 phòng và 11 khoa, 01 PKĐKKV, 7 trạm Y tế phường. Về nhân sự gồm biên chế :211 hợp đồng: 169 (trong đó: Bác sĩ: 43; Điều dưỡng: 31; Dược sĩ: 23; Hộ sinh: 23; Y sỹ: 64; KTV: 07; Khác: 36).

Trung tâm Y tế là đơn vị sự nghiệp Y tế có thu, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên môn của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của các đơn vị chuyên khoa đầu ngành tuyến tỉnh; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của UBND thị xã.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

  1. Hệ điều trị
  1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
  • Tiếp nhận và xử trí tất cả các trường hợp cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
  • Tổ chức khám sức khỏe, quản lý sức khỏe định kỳ và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
  • Tham gia giám định sức khỏe, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan pháp luật trưng cầu.
  • Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ y tế thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
  1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động các Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm Y tế phường thực hiện các nhiệm vụ khám chữa bệnh, lập kế hoạch và thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị. Đồng thời chỉ đạo y tế tuyến thị xã, phường, thị trấn thực hiện chương trình kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương.
  1. Hệ Y tế dự phòng
  • Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng; Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, chống HIV/AIDS; phòng chống dịch, bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe sinh sản; quản lý sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng; thực hiện các trương trình mục tiêu y tế quốc gia, truyền thông giáo dục sức khỏe... trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế tại địa bàn thị xã trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.

Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế, UBND thị xã phân công.